Cách điều trị tật nghiến răng khi ngủ | Thegioinem.com

Gepubliceerd op 12 april 2022 om 11:00

Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng có thể nghiến răng trong lúc ngủ, nhưng việc nghiến răng thường xuyên khi bạn đang ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn nếu không được khắc phục. Vậy ngủ nghiến răng có hại như thế nào? Và cách điều trị tật nghiến răng khi ngủ ra sao? Cùng Thế Giới Nệm tìm hiểu bài viết sau nhé!

Nghiến răng là gì? Các triệu chứng thường thấy của nghiến răng

Nghiến răng là tình trạng một người cắn hoặc siết chặt hai hàm răng thường xảy ra trong khi ngủ một cách vô thức. Việc này xảy ra liên tục có thể ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mạn tính. Ngoài ra, nghiến răng có thể dẫn đến đau não, nhiễm trùng tai và đau đớn trên khuôn mặt .

Các triệu chứng thường thấy của nghiến răng

Nghiến răng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:

► Gây khó chịu cho người ngủ cạnh

Khi ngủ răng nghiến chặt lấy nhau để tạo nên áp lực lên răng, khi lực nghiến mạnh có thể tạo ra âm thanh ken két nghe rất khó chịu. Tiếng ồn này có âm lượng từ nhỏ đến lớn và gây ra những âm thành không hề dễ chịu. Khi ấy, giấc ngủ của người bên cạnh bạn sẽ bị ảnh hưởng gây ra sự chịu và bức bối cho họ. 

► Răng bị mẻ, gãy, sứt mẻ hoặc lung lay

Ngủ nghiến răng cũng xảy ra tình trạng xuất hiện các đường đứt gãy hay sứt mẻ. Khi đó, khớp cắn của răng lộ rõ các điểm sứt, gãy do bị ảnh hưởng cùng tình trạng mài mòn.

Do răng bị nghiến chặt khiến răng bị suy yếu, lâu ngày không được chữa trị kịp thời dẫn đến tình trạng lung lay và mất răng vĩnh viễn. 

► Răng bị mài mòn

Bạn có thể kiểm tra bề mặt răng phía trước có đang bị mài mòn hay không. Ngủ nghiến răng khiến răng của bạn dễ bị mài mòn và làm lộ lớp ngà răng, thậm chí có thể thấy được cả buồn tủy vì lớp ngà răng bị mài mòn quá nhiều.

► Đau hoặc ê buốt răng

Do lớp men răng bị mài mòn khi nghiến răng nên gây ra tình trạng răng bị ê buốt. Tình trạng này gây ra cảm giác ê và khó chịu khi ăn uống với các thực phẩm có nhiệt.

► Đau hoặc nhức hàm, cổ, mặt 

Tình trạng nghiến răng liên tục với lực cắn mạnh dần xảy ra việc đau hoặc nhức hàm các cơ nhai. Ngoài ra, các vùng liên quan như vùng cổ, vùng vai, vùng mặt cũng sẽ có các triệu chứng đau nhức và ê ẩm

► Nhức đầu âm ỉ bắt đầu ở thái dương

Đau đầu thường kết hợp với stress, và stress là nguyên nhân chính của nghiến răng gây hậu quả nhức đầu nhiều hơn

Nguyên nhân gây ra nghiến răng

► Rối loạn giấc ngủ

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan trực tiếp giữa tắc nghẽn đường thở khi ngủ và nghiến răng lúc ngủ. Rối loạn giấc ngủ, khó thở khi ngủ, mất cân bằng hoạt chất trong não như thấp lượng serotonin trong não gây kích hoạt nghiến răng khi ngủ. 

► Stress

Trầm cảm, xúc động và mệt mỏi thể chất cũng làm gia tăng hay khởi phát lại tật nghiến răng hay cắn chặt răng.  

Trong đó, stress là nguyên nhân chính của tật nghiến răng lúc ngủ. Stress có thể gây rối loạn giấc ngủ và phản xạ co cơ nhai kéo răng hai hàm nghiến răng vào nhau vô ý thức và ngắt quãng. 

Căng thẳng có thể xảy ra ở hầu hết mọi người khi sinh hoạt và làm việc trong đời sống. Bạn có thể làm việc quá nhiều, bị áp lực, áp bức trong gia đình hay ngoài xã hội. Thậm chí cả các bạn học sinh, sinh viên trong các mùa thi. Căng thẳng đi kèm với lo âu có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ. Điều này làm tăng kích thích thần kinh vào ban đêm có thể xảy ra tình trạng nghiến răng khi ngủ.

► Do đặc điểm tính cách

Những người có tính cách cạnh tranh, hung hãng, mạnh mẽ, hiếu động hoặc dễ kích động thường có nguy cơ mắc phải chứng nghiến răng cao hơn.

► Do tuổi tác: Trẻ nhỏ thường dễ mắc hiện tượng nghiến răng khi ngủ hơn
► Các loại thuốc và chất kích thích

Một số loại thuốc về thần kinh, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, có thể gây ra chứng nghiến răng khi xuất hiện tác dụng phụ. Nghiến răng có thể trầm trọng hơn khi hút thuốc lá, uống đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu, hoặc sử dụng các chất kích thích.

► Yếu tố di truyền

Những người có thành viên trong gia đình đang hoặc từng gặp phải chứng ngủ nghiến răng khi ngủ có nguy cơ bạn cũng bị bệnh này.

Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng. 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh trước đây. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.

► Các loại bệnh khác 

Nghiến răng có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý và tâm thần, bao gồm bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chứng động kinh, chứng sợ hãi ban đêm, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ .Ngoài ra nhiều yếu tố khác được nhắc đến như rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết, thiếu vitamin, mất cân bằng enzyme…

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

Đa số các bệnh nhân  ngủ nghiến răng không gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân nghiến răng khi ngủ ở mức độ nặng và thường xuyên có thể gây ra một số tác hại như tổn thương quai hàm, tổn thương răng, tổn thương khớp thái dương hàm, khó phục hình răng. Răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, thậm chí là gãy răng, rối loạn khớp thái dương hàm, đau nhức đầu âm ỉ bắt đầu ở thái dương, ở các vùng khác như đầu, mặt, tai…

Cách điều trị tật nghiến răng khi ngủ

Để khắc phục và điều trị tật nghiến răng khi ngủ bạn nên dựa vào tình trạng thực tại của căn bệnh bạn đang gặp phải để cách chữa trị phù hợp, cũng như hạn chế tối đa tần suất triệu chứng diễn ra.

► Sử dụng dụng cụ chống nghiến răng

Mặc dù không có cách chữa trị chứng nghiến răng, nhưng nhiều bác sĩ khuyên bạn nên dùng dụng cụ bảo vệ miệng hoặc dụng cụ bảo vệ ban đêm để giúp ngăn ngừa chứng nghiến răng khi ngủ vào ban đêm, cũng như những hậu quả đi kèm với nó. Những chiếc răng được bảo vệ bởi những thiết bị bảo vệ này, bao bọc chúng để ngăn chúng khỏi bị tổn hại.

► Tập Yoga

Yoga ở mức độ vừa phải có thể giúp kéo căng cơ thể đến mức độ dễ chịu và giải tỏa khỏi căng thẳng hàng ngày. Cá nhân người mắc chứng nghiến răng khi ngủ sẽ có được một lợi thế to lớn trong việc ngăn chặn vấn đề này và cũng nâng cấp cơ thể để có một tinh thần thư giãn thoải  mái nhất

► Học cách thiền 

Thiền là một trong những cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng và chuyển hướng tâm trí của bạn khỏi những thứ cẩn thận. Nó giúp tập trung vào mục tiêu duy nhất và thư giãn cơ hàm. Thực hành thiền định thường xuyên có thể rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề nghiến răng và có được một giải pháp tốt hơn.

► Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục thường xuyên là một cách tuyệt vời để bồi bổ cơ thể cũng như loại bỏ tật nghiến răng. Nó giúp giải tỏa mọi căng thẳng trong cơ thể và nâng cao mức năng lượng trong cơ thể. Bài tập được thực hiện bao gồm kéo căng cơ thể thích hợp và nâng tạ vừa phải.

► Co giãn cơ hàm và cơ lưỡi 

Tập thể dục cho các cơ của hàm và lưỡi có thể giúp bạn thả lỏng cơ hàm và cơ mặt, đồng thời duy trì sự sắp xếp hợp lý của hàm. Bạn có thể thử những cách này tại nhà hoặc làm việc với một cố vấn thể chất.

► Loại bỏ các thói quen không lành mạnh

Hạn chế tối đa các thói quen sử dụng Cafein trong cà phê, nicotine trong thuốc lá đây đều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngủ nghiến răng đều. Thế nên, hãy cố gắng giảm thiểu thói quen gây hại này để bảo vệ sức khỏe nhé! 

► Cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày

Ngoài việc hạn chế ăn các thực phẩm ngọt, chứa đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng thì bạn cũng cần cải thiện thực đơn ăn uống hằng ngày bằng các chất dinh dưỡng cần thiết. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như canxi, magie, phốt pho,... để củng cố cho hệ thần kinh.

► Chăm sóc giấc ngủ

Trên thực tế một giấc ngủ ngon mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, giấc ngủ mang lại khả năng miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và tươi trẻ. Chăm sóc giấc ngủ thông qua các vật dụng phòng ngủ như chăn ga, gối, nệm cao su,... Chúng có màu sắc và chất liệu mềm mại, mát mẻ cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái và an toàn khi nằm ngủ. Tránh các tình trạng khó chịu, bức bối, thêm căng thẳng khi cơ thể muốn được nghỉ ngơi dễ dẫn chứng nghiến ngủ nghiến răng.

Đặc biệt đối với nệm ngủ, chất lượng của một chiếc cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, giúp ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ hay giảm stress một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ nghiến răng. Một số sản phẩm nệm tốt cho giấc ngủ hiện nay có thể kể đến như nệm cao su Vạn Thành, nệm cao su Tatana, nệm lò xo Dunlopillo,...

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.

Maak jouw eigen website met JouwWeb