Tác hại của việc thiếu ngủ

Gepubliceerd op 14 april 2022 om 10:46

Thiếu ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng và ngày càng nhiều trong giới trẻ. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này và có những tác hại của việc thiếu ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu thêm về tình trạng thiếu ngủ và cách để ngủ ngon hơn nhé!

Thiếu ngủ là gì?

Thiếu ngủ rất thường gặp ở người già và bây giờ đang có xung hướng trẻ hóa. Theo một nghiên cứu khoa học, cho thấy 35% người trưởng thành ở Mỹ cho biết mỗi ngày họ ngủ ít hơn 7 giờ. 73% học sinh trung học nói rằng họ ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày. Trong khi 58% sinh viên lại cho biết họ ngủ 5 tiếng mỗi ngày. 

Thiếu ngủ không phải là một bệnh lý cụ thể mà đây là một từ mô tả trạng thái gây ra bởi thời gian ngủ và chất lượng ngủ không đủ. Ngủ không đủ giấc hoặc gián đoạn giấc ngủ sẽ tác động đến hàng loạt hoạt động vào ban ngày, như mệt mỏi, buồn ngủ và thiếu tập trung.

Một người mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ dễ gặp tai nạn do thiếu tập trung và giảm khả năng phán đoán đưa ra quyết định. Nếu không ngủ 24 giờ liên tục sẽ làm giảm khả năng phối hợp giữa tay và mắt. Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trẻ và có thể dẫn đến nguy cơ bị trầm cảm.   

Con người cần bao nhiêu thời gian để ngủ?

Theo như các chuyên gia, mỗi người cần ngủ đủ giấc để đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra tốt nhất. Cụ thể, các độ tuổi sẽ có thời gian ngủ tương ứng như sau:

  • Đối với trẻ từ 4-12 tháng tuổi phải ngủ từ 12-16 giờ mỗi ngày bao gồm ngấc ngủ ngắn.
  • Đối với trẻ từ 1-2 tuổi phải ngủ từ 11-14 giờ mỗi ngày bao gồm giấc ngủ ngắn.
  • Đối với trẻ từ 3-5 tuổi phải ngủ từ 10-13 giờ mỗi ngày bao gồm giấc ngủ ngắn.
  • Đổi với trẻ từ 6-12 tuổi phải ngủ từ 9-12 giờ mỗi ngày bao gồm giấc ngủ ngắn.
  • Đối với trẻ từ 13-18 tuổi phải ngủ từ 8-9 giờ mỗi ngày bao gồm giấc ngủ ngắn. 
  • Đối với người từ 19-60 tuổi phải ngủ từ 7 giờ mỗi ngày.

Điều quan trọng là phải xem chất lượng giấc ngủ. 

Các triệu chứng của thiếu ngủ?

  • Mất ngủ ở người lớn:
  • Ngáp liên tục vào mỗi buổi sáng.
  • Thường hay có hành động ngủ gật ở trong thời làm việc hoặc trong lúc xem TV.
  • Thức dậy lờ đờ vào mỗi buổi sáng.
  • Luôn cảm thấy buồn ngủ.
  • Mất tập trung và hay thay đổi tâm trạng, rất dễ cáu kỉnh. 

Mất ngủ ở trẻ em: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến trẻ em có thể theo nhiều cách khác so với người lớn. Khi trẻ buồn ngủ có xu hướng tăng động hơn thay vì mệt mỏi, lờ đờ. 

  • Buồn rầu, ủ rũ và hay cáu kỉnh. 
  • Dễ bị kích động cảm xúc như tính tình nóng nảy, dễ tức giận. 
  • Hiếu động.
  • Ngủ gật vào ban ngày.
  • Thức dậy uể oải vào mỗi buổi sáng.
  • Không muốn rời khỏi giường vào mỗi buổi sáng.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ:

Các yếu tố tác động bên ngoài: Một số người cố tình không nhận ra rằng cơ thể cần được ngủ đủ giấc. Thay vào đó họ thức khuya để xem TV, trò chuyện với bạn bè hoặc đi làm thêm.

Do bệnh: Một số bệnh như cảm lạnh, viêm amidan có thể khiến bạn khó thở và tỉnh giấc vào mỗi đêm. 

Rối loạn giấc ngủ: Các vấn đề như ngừng thở khi ngủ hay bị bóng đè có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc trị trầm cảm, bệnh động kinh có thể gây mất ngủ.
  • Không gian ngủ: Giấc ngủ có thể gián đoạn bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Ví dụ, nếu quen nằm nệm mềm thì chiếc nệm có độ cứng sẽ không phải là lựa chọn thích hợp với bạn, vì nó sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Ngược lại đối với nệm cao su Liên Áêm ái, thoải mái sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Thói quen ngủ: Nhiều người lại có sở thích uống nhiều cà phê sau 4 giờ chiều và hút thuốc gần lúc ngủ. Những tác nhân này có khả năng kích thích hệ thần kinh và khiến bạn khó ngủ. Một nguyên nhân thường thấy là hay suy nghĩ nhiều trước khi đi ngủ.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi thường khó đi vào giấc ngủ ngon so với người trẻ. Thay vì dùng thuốc bạn nên sử dụng các loại trà tốt cho giấc ngủ. Ngoài ra chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng, vì thế đầu tư vào phòng ngủ, chọn nệm Vạn Thành, nệm Tatana,... có độ đàn hồi nhẹ sẽ mang đến sự thoải mái cho người già mỗi khi ngả lưng.  

Tác hại của việc thiếu ngủ

Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, tình trạng mất ngủ lâu dài không được điều trị kịp thời sẽ gây các tác hại khó lường. Có 5 tác hại chính cụ thể như:

Mất ngủ dễ cáu gắt:

Hầu như ai cũng bị cáu gắt sau một đêm mất ngủ. Vì mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực tinh thần và trạng thái cảm xúc. Khiến bạn mất kiên nhẫn trong các tình huống và dễ thay đổi tâm trạng. Nó cũng ảnh hưởng đến quá trình quyết định và sáng tạo. 

Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ xuất hiện một số vấn đề như:

  • Có hành vi bốc đồng.
  • Luôn lo lắng, phiền muộn.
  • Hoang tưởng, ảo tưởng.
  • Có ý định muốn tự tử.

Tác hại lên hệ miễn dịch:

Tình trạng mất ngủ kéo dài gây ức chế các hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Vì vậy mất ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch dần suy yếu và không đủ khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào. Và bạn cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sức khỏe sau bệnh tật.  

Tác hại lên hệ tiêu hóa: 

Thiếu ngủ có nguy cơ khác của thừa cân và dẫn đến béo phì. Giấc ngủ ảnh hưởng đến nồng độ của 2 hormone leptin và ghrelin có trong não. Đây là 2 hormone giúp não kiểm soát cảm giác đói và no. Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm leptin và tăng ghrelin, khiến bạn thèm ăn nhiều chất béo lâu ngày sẽ khiến bạn tăng cân, thậm chí gây béo phì.

Tác hại lên hệ nội tiết: 

Việc sản xuất hormone phụ thuộc vào thời gian ngủ và chất lượng của giấc ngủ. Do vậy bạn phải ngủ đủ giấc để tuyến yên hoạt động tiết ra hormone tăng trưởng hằng ngày. Nếu làm gián đoạn quá trình này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên sẽ bị chậm tăng trưởng, chậm phát triển chiều cao.

Tác hại lên tim mạch:  

Mất ngủ kéo dài khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn. Điều này khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng lên và gây áp lực cho tim. Những người nhịp tim thường duy trì ở mức cao, đây không phải là một dấu hiệu tốt mà có thể là triệu chứng của căng thẳng tăng cao.

Cách khắc phục chứng thiếu ngủ

Việc khắc phục chứng thiếu ngủ hoàn toàn có thể thực hiện được bằng việc xây dựng ngủ khoa học:  

  • Tạo cho mình chiếc đồng hồ sinh học. 
  • Kiểm tra thuốc có chứa thành phần gây mất ngủ hay không.
  • Hạn chế ngủ sau 3 giờ chiều.
  • Tránh uống cà phê, hút thuốc trước khi ngủ.
  • Trước khi ngủ không nên ăn quá no.
  • Chọn nệm phù hợp với mình, giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
  • Đọc sách trước khi ngủ và hạn chế ánh sáng xanh từ thiết bị di động 

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.

Maak jouw eigen website met JouwWeb