Triệu chứng đổ mồ hôi vào ban đêm được ghi nhận gặp ở 3% dân số thế giới. Tuy tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng nó lại là dấu hiệu của một số bệnh lý cần lưu tâm. Cùng Thegioinem.com tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo giải pháp điều trị chứng đổ mồ hôi đêm trong bài viết dưới đây nhé.
Triệu chứng đổ mồ hôi đêm
Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể để ngăn ngừa tăng thân nhiệt. Tuyến mồ hôi ở khắp nơi trên cơ thể, khi gặp bất kỳ tác động nào thì cũng đều xảy ra tình trạng tiết mồ hôi. Việc đổ mồ hôi vào ban đêm là điều bình thường nếu căn phòng hoặc ga giường khiến bạn quá nóng. Trong một vài trường hợp đặt biệt, khi cơ thể căng thẳng, lo lắng như gặp ác mộng, sợ hãi, cơ thể càng tiết nhiều mô hôi hơn.
Nhưng khi bạn đổ mồ hôi nhiều đến nỗi làm ướt sũng quần áo và giường ngủ, mặc dù thời tiết đang mát mẻ và không có tình huống nào bất ngờ thì có thể là một vấn đề về bệnh lý và cần phải có cách điều trị đổ mồ hôi đêm thích hợp.
Người lớn và trẻ em đều có thể bắt gặp triệu chứng này.
- Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, nhiệt độ trong cơ thể tăng và dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm. Một số triệu chứng khác đi kèm có thể bao gồm: đau khi giao hợp do khô âm đạo, nóng ran, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, lo lắng, hay quên hoặc mất tập trung...
- Đối với nam giới, có suy đoán cho rằng, đổ mồ hôi ban đêm liên quan đến testosterone thấp.
- Còn với trẻ em, tình trạng đổ mồ hôi đêm hay xuất hiện ở những bé mắc một số bệnh như còi xương. Bên cạnh hiện tượng đổ mồ hôi, trẻ còn có những biểu hiện khác như ăn uống kém, đầu xương to, ngực nhô,… Những nơi thường xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi đêm ở trẻ nhiều nhất là vùng lưng, trán, nách, hay bàn tay, bàn chân,…
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm
Như được đề cập ở trên, đổ mồ hôi đêm có thể được gây ra bởi các tình trạng bệnh lý, sinh lý như:
- Nhiễm trùng: phổ biến là cúm, lao và hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV)… Một số trường hợp hiếm gặp cũng cho thấy viêm xương có thể ảnh hưởng đến đốt sống hoặc xương chậu ở người trưởng thành và có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi nhiều. Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm van tim và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của tình trạng bị nhiễm trùng.
- Mất cân bằng nội tiết: Khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, dậy thì, mang thai… Cơ thể sẽ mất đi lượng lớn estrogen, làm thân nhiệt cao hơn, khó chịu, bực bội, trầm cảm và là nguyên nhân chính gây ra đổ mồ hôi đêm.
- Trào ngược dạ dày - thực quản: Mặc dù ợ nóng là triệu chứng chính, nhưng đổ mồ hôi đêm cũng rất phổ biến ở người có bệnh dạ dày.
- Tác dụng phụ của thuốc tây: Có nhiều loại thuốc có thể gây đổ mồ hôi nhiều. Các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp, các thuốc chống trầm cảm là những loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi nhiều.
- Hạ đường huyết: thường gặp nhất là trường hợp người bệnh tiểu đường, khi đường huyết bị hạ quá mức cơ thể sẽ đổ mồ hôi liên tục, ngay cả khi đang ngủ.
- Rối loạn giấc ngủ: Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ, có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ và làm chậm hoặc trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng thở.
- Ung thư: Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Đã có hơn 32.000 phụ nữ được chẩn đoán bị bệnh ung thư hàng năm và nguy cơ này tăng dần theo độ tuổi. Các triệu chứng khác của bệnh gồm sưng hạch bạch huyết, giảm cân, đau ngực và khó thở,...
- Các nguyên nhân khác như: tâm lý bị xúc động mạnh, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, mắc bệnh lý vùng hệ thống thần kinh giao cảm, đang mang thai hoặc bước vào một giai đoạn mới trong sức khỏe.
Béo phì, tiêu thụ quá nhiều caffeine, rượu, thuốc lá hoặc một số chất ma túy cũng có thể gây tiết mồ hôi nhiều vào ban đêm. Nhưng đôi khi, nguyên nhân đổ mồ hôi đêm cũng không được giải thích rõ.
Cách điều trị chứng đổ mồ hôi đêm
Tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái
Trước khi điều trị đổ mồ hôi đêm, hãy đảm bảo rằng bạn không phải đổ mồ hôi do phòng ngủ quá nóng, vì vậy, hãy thử qua những gợi ý sau nhé:
- Mặc đồ ngủ chất liệu mỏng nhẹ
- Mở cửa sổ trong phòng ngủ
- Sử dụng điều hòa không khí hoặc quạt
- Không để chăn ga gối quá nhiều trên giường
Chọn nệm thoáng khí
Ngoài ra, nệm quá bí bách cũng là nguyên nhân đổ mồ hôi. Đặc biệt, đối với một số dòng nệm chất lượng thấp, nệm giá rẻ cùng khả năng thông thoáng kém, chúng không chỉ là nguyên nhân khiến bạn đổ mồ hôi, còn khiến bạn đau lưng, mỏi khớp, giấc ngủ không trọn vẹn.
Vì vậy, để điều trị đổ mồ hôi đêm, bạn nên lựa chọn mua những dòng nệm lò xo, nệm cao su giá rẻ đến từ những thương hiệu lớn, những đại lý phân phối nệm chính hãng như nệm cao su Liên Á, nệm Vạn Thành, nệm Kim Cương. Cùng với chính sách chăm sóc khách hàng và đổi trả tận tình, bạn sẽ yên tâm hơn trong những giấc ngủ.
Tuân thủ các quy tắc nhất định
Sau khi đã chắc chắn được chứng đổ mồ hôi đêm của mình không phải do điều kiện phòng gây ra, để điều trị đổ mồ hôi đêm, bạn hãy thử tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Hạn chế tiêu thụ rượu và cafein
- Tránh sử dụng thuốc lá và các chất ma túy
- Không tập thể dục, ăn đồ cay, hoặc uống nước ấm quá gần giờ đi ngủ
- Tuân thủ chế độ ăn ít chất béo và ít đường
- Thực hiện các bài tập thở thư giãn trước khi ngủ và sau khi thức dậy
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
- Sử dụng chất chống mồ hôi cho một số bộ phận hay bị ướt, chẳng hạn như nách, bàn tay và chân, chân tóc, lưng, ngực hoặc háng
- Chăm sóc y tế nhanh chóng nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh khác
Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể như: vitamin C, vitamin B6, B12 và folic acid. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng cao của silicon điều chỉnh mồ hôi như: kiều mạch, yến mạch và lúa mạch, hành tây, cần tây, cà chua, hạnh nhân, dâu tây, nho,... sẽ hạn chế cũng như giúp điều trị đổ mồ hôi đêm.
Khi nào bạn nên tham vấn bác sĩ để trị chứng đổ mồ hôi đêm
Thông thường, đổ mồ hôi đêm là hiện tượng nhất thời, không phải vấn đề khiến bạn quá lo lắng. Nhưng một khi đổ mồ hôi đêm quá nhiều và kéo dài, khi đó, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đổ mồ hôi đêm kịp thời, phù hợp nhất.
Bất cứ ai phát hiện những triệu chứng khác đi kèm theo với đổ mồ hôi đêm như giảm cân mà không rõ nguyên nhân, sốt hay triệu chứng liên quan tới dạ dày – tiêu hóa thì việc gặp bác sĩ cũng là cần thiết.
Đa số các trường hợp đổ mồ hôi đêm vào ban đêm thường không nguy hiểm, tuy nhiên việc thăm khám để loại trừ một số bệnh lý gây ra tình trạng này là điều cần thiết. Ngoài ra, bạn nên chú ý điều chỉnh lối sống theo những gợi ý trên đây để giảm bớt tình trạng này, hỗ trợ giấc ngủ và sức khỏe về lâu dài nhé!
Reactie plaatsen
Reacties