Mất ngủ mãn tính nguy hiểm như thế nào?

Gepubliceerd op 9 mei 2022 om 05:14

Mất ngủ mãn tính gây ra những hệ lụy xấu cho cơ thể. Trong khi đó, giấc ngủ ngon giúp tái tạo năng lượng, cho bạn sức khỏe tốt để làm việc và học tập. Do đó, thiếu ngủ hay mất ngủ là vấn đề nên được lưu tâm hàng đầu. Nếu bạn không tìm được nguyên nhân bị mất ngủ thì nên tìm hiểu thông tin về mất ngủ mãn tính trong bài viết dưới đây của Thế Giới Nệm nhé!

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính là một dạng rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ kéo dài và có xu hướng tái phát liên tục. Mất ngủ được coi là mãn tính khi người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ hay mộng mị và tỉnh giấc nửa đêm ngoài ra khó ngủ lại. Với tần suất trên 3 lần mỗi tuần và liên tục trong 2 tháng hoặc lâu hơn. Ước tính 10 – 15 % dân số mất ngủ ngắn hạn hoặc mãn tính. Ở Việt Nam có khoảng 12,7% người lớn mất ngủ mãn tính và 44% người cao huyết áp mất ngủ so với 19,3% ở người bình thường.

Thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại hoặc thức dậy sớm gặp nhiều nhất ở người mất ngủ mãn tính và thường kèm tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Người Việt có thói quen ngủ trưa việc này rất hợp lý và khoa học, nhưng có những lời khuyên từ bác sĩ thì đối với người mất ngủ mãn tính thì giấc ngủ trưa sẽ làm bạn khó ngủ ngon được vào buổi tối. Ngủ ngày thường gặp ở người lớn tuổi và bắt đầu một thời kỳ bệnh lý mới.

Các triệu chứng khi bị mất ngủ mãn tính

Người bị mất ngủ mãn tính thường có các triệu chứng sau:

  • Trằn trọc khó ngủ vào mỗi đêm. 
  • Thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm nhưng rất khó ngủ lại.
  • Thức dậy quá sớm.
  • Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
  • Không cảm thấy thoải mái và không nạp lại năng lượng sau một đêm ngủ.
  • Bệnh nhân cảm thấy lờ đờ hoặc mệt mỏi và buồn ngủ vào mỗi buổi sáng.
  • Khó chịu và có dấu hiệu trầm cảm hoặc lo âu.
  • Gặp khó khăn trong tập trung và ghi nhớ.
  • Nhức đầu và hay căng thẳng.
  • Mệt mỏi và uể oải trong ngày.
  • Bồn chồn và rất dễ nóng giận.
  • Không thể tập trung vào công việc.
  • Buồn ngủ vào ban ngày.

Những triệu chứng này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tần suất mất ngủ nhiều hay ít của bệnh nhân. Khi thấy có những triệu chứng trên bệnh nhân nên đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của mất ngủ mãn tính

Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ mãn tính: 

  • Do chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
  • Do các bệnh về xương khớp: đau nhức xương khớp hoặc thoái hoá đốt sống hay thoái hóa khớp và loãng xương gây đau nhức về đêm cản trở giấc ngủ.
  • Do các bệnh về tim mạch: cao huyết áp hoặc thiếu máu cơ tim và suy tim. Những bệnh này gây đau tức ở ngực và khó thở, lâu ngày dẫn đến bị mất ngủ mãn tính.
  • Do mắc các bệnh về đường hô hấp: giãn phế quản, hen phế quản, gây ho, khó thở về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Do mắc các bệnh về hệ tiêu hóa: đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa gây ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, trào ngược dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. 
  • Do các bệnh lý về hệ tiết niệu:sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang ..), u xơ tuyến tiền liệt, tiểu đường gây nên tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần và cản trở giấc ngủ. 
  • Do bệnh lý tâm thần:những người mắc bệnh tâm thần có xu hướng mất ngủ kinh niên hơn và cũng khó ngủ trở lại. 
  • Lý do môi trường: chỗ ngủ chật chội, đông đúc, ồn ào, không sạch sẽ và thông thoáng.
  • Do ăn uống không điều độ: ăn quá no và uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống rượu bia hay sử dụng các chất gây kích thích như cà phê, thuốc lá cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Do rối loạn tâm sinh lý: bệnh trầm cảm, tức giận, buồn rầu, ghen tị, lo lắng quá nhiều, căng thẳng trong thời gian dài, tâm thần phân liệt 
  • Do thay đổi hormone: sự tăng hoặc giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh - mãn kinh cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng bệnh mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ mãn tính nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

Tăng nguy cơ tai nạn: Có 4.000 vụ tai nạn chết người mỗi năm do lái xe buồn ngủ ở Việt Nam. 

Khả năng miễn dịch suy yếu: Nếu bạn bị cảm lạnh thường xuyên, có thể là do bạn khó ngủ. Thiếu ngủ kéo dài có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn, do đó, khả năng chống lại vi khuẩn bị giảm sút. Thiếu ngủ sẽ làm giảm hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên và tăng 36% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. 

Thiếu ngủ có thể dẫn đến béo phì: Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 5 giờ có nguy cơ béo phì tăng 50%. Điều này được cho là do những người thiếu ngủ có lượng leptin (chất tạo cảm giác no) thấp hơn và lượng ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói) thấp hơn. Vì vậy, bạn sẽ luôn thèm ăn mặn và ngọt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần. Có vẻ như việc bỏ lỡ giấc ngủ sâu sẽ làm thay đổi cách cơ thể xử lý glucose và sử dụng năng lượng, dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. 

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thiếu ngủ mãn tính có liên quan đến việc tăng nhịp tim, huyết áp và tăng cao các chất có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, làm tăng gánh nặng cho tim. Thiếu ngủ làm tăng 58% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tâm thần: Mất ngủ khiến bạn cảm thấy chán nản và cáu kỉnh vào những ngày tiếp theo vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến các bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng. Thiếu ngủ cũng làm tăng 33% nguy cơ sa sút trí tuệ.

Cách điều trị mất ngủ mãn tính 

Thay đổi lối sống và cải thiện giấc ngủ: 

  • Không sử dụng caffeine sau 3 giờ chiều, hạn chế hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia. Ngoài ra cần chú ý ăn tối trước 19 giờ và hạn chế ăn quá no trước khi ngủ 30 phút.
  • Không dùng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng. Đồng thời nên thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định để điều hòa nhịp sinh học.
  • Phòng ngủ yên tĩnh, nệm ngủ êm ái hơn, môi trường ngủ tốt hơn. Nệm cao su Vạn Thànhlà ứng cử viên giúp bạn có giấc ngủ ngon. Vì nệm cao su Vạn Thành sử dụng nguyên liệu là 100% cao su thiên nhiên, độ đàn hồi cao nên mọi đường cong cơ thể được ôm sát, bảo vệ hệ xương, lưu thông máu tốt. Nệm có hàng triệu lỗ thông hơi giúp người nằm có cảm giác thoáng mát, dễ chịu, không bị nóng lưng, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Nhờ các ưu điểm của nệm cao su Vạn Thành đã giúp nhiều người khỏi chứng mất ngủ kéo dài. 
  • Sắp xếp và hoàn tất công việc trước giờ ngủ để tránh căng thẳng và bên cạnh đó nên hạn chế suy nghĩ quá mức vào buổi tối, đặc biệt là thời gian trước khi ngủ.
  • Tập thể dục trước khi ngủ và thực hiện một số biện pháp thư giãn như xông tinh dầu, tắm nước nóng, thiền, đọc sách, nghe nhạc,… để giảm bớt căng thẳng. Những biện pháp này có thể cải thiện đáng kể thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
  • Ngâm chân bằng nước ấm đã được chứng minh là có tác dụng trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, giảm đau nhức xương khớp, một trong những nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp. Nếu đang bị mất ngủ mỗi ngày nên duy trì thói quen ngâm chân bằng nước ấm từ 15 – 20 phút để dễ ngủ hơn và có giấc ngủ sâu mỗi đêm. 
  • Hạn chế ngủ trưa quá lâu vì dành quá nhiều thời gian cho việc ngủ trưa sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ buổi tối. Vì vậy bạn nên thiết lập giờ giấc đều đặn và rèn luyện bản thân để có thể trị chứng mất ngủ không dùng thuốc nhé. Các mẹo điều trị mất ngủ kể trên chỉ có tác dụng cải thiện đối với người bị mất ngủ nhẹ. Đối với các trường hợp mất ngủ mãn tính, người bệnh cần kết hợp các mẹo điều trị mất ngủ với các liệu pháp mà bác sĩ tư vấn sẽ có thể hoàn toàn  điều trị mất ngủ từ gốc.
  • Tâm lý trị liệu: Trong trường hợp mất ngủ mãn tính có liên quan đến các vấn đề tâm lý thì liệu pháp tâm lý được coi là giải pháp tốt nhất. Căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và buồn bã làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin và chất dẫn truyền thần kinh trong não. Điều này có thể dẫn đến khó ngủ, thức khuya, dễ thức dậy, gặp ác mộng và ảo giác,... Tâm lý trị liệu là một cách tiếp cận bao gồm nhiều hình thức trị liệu nhằm mục đích thay đổi nhận thức của một người về bản thân và các khía cạnh trong cuộc sống của họ. 
  • Phương pháp này hoàn toàn không can thiệp vào cơ thể, không sử dụng thuốc, đảm bảo không gây tác dụng phụ và tái phát về sau. Thông qua liệu pháp tâm lý, những bất thường về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân có thể được loại bỏ. Từ đó giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, mang lại nhiều năng lượng và hứng khởi cho công việc và cuộc sống. 

Mất ngủ mãn tính có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, người bệnh cần điều trị tích cực và thay đổi lối sống dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Ngoài ra, cần cân nhắc liệu pháp tâm lý tại trung tâm uy tín chất lượng để đạt hiệu quả tốt. Hy vọng những điều mà Thegioinem.com chia sẽ, sẽ giúp bạn hạn chế được chứng mất ngủ của mình. 

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.

Maak jouw eigen website met JouwWeb