Những lý do khiến bạn hay bị thức giấc giữa đêm | Thegioinem.com

Gepubliceerd op 13 mei 2022 om 05:38

Hầu hết mọi lứa tuổi đều gặp phải tình trạng thức giấc vào giữa đêm, bởi nhiều lý do khác nhau. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vậy cụ thể những lý do khiến bạn hay bị thức giấc giữa đêm là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Những lý do khiến bạn hay bị thức giấc giữa đêm

Nhiều người thức giấc vào giữa đêm với nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như cần phải đi tiểu do uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, thường xuyên thức giấc giữa đêm có thể trở thành vấn đề, vì nó làm gián đoạn giấc ngủ.

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng đối quyết định sức khỏe, giúp phục hồi cơ thể. Ngủ không đủ giấc có thể làm phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng kể và làm suy giảm chức năng nhận thức.

Sau đây là những lý do khiến bạn hay bị thức giấc giữa đêm mà bạn gặp phải 

  • Không khí trong phòng ngủ

Sự thay đổi nhiệt độ trong đêm có thể làm bạn bị thức giấc giữa đêm và gây rối loạn giấc ngủ. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh khiến bạn khó có được một giấc ngủ thoải mái. 

  • Mất ngủ

Mất ngủ là một tình trạng trong đó bạn cảm thấy khó khăn hoặc không thể đi vào giấc ngủ. Nó gây ra cảm giác mệt mỏi vào ban ngày và do đó làm cho việc giảm sút chất lượng công việc và các hoạt động khác trong ngày

  • Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ

Sử dụng điện thoại, máy tính xách tay hay xem tivi trước khi đi ngủ không chỉ phá hủy sức khỏe thể chất của chúng ta mà còn cả sức khỏe tinh thần. Tiếp xúc ánh sáng xanh liên tục khiến bạn tỉnh táo, nhịp tim nhanh khó đi vào giấc ngủ. Hành động này không chỉ dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần mà còn làm giảm sự tập trung và năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Cách tốt nhất là tắt điện thoại, laptop và tivi và đừng giữ điện thoại ở bất cứ đâu gần bạn.

  • Căng thẳng và lo lắng

Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng mất ngủ. Sự lo lắng và căng thẳng trong cơ thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng ngủ vào ban đêm dẫn đến mất ngủ. Cơ thể trằn trọc không ngủ được, gặp các cơn ác mộng và thường xuyên thức giấc trong đêm.

  • Sử dụng rượu và thuốc lá 

Sai lầm khi bạn nghĩ rằng uống một chút rượu có thể giúp ngủ ngon, nhưng không rượu làm chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng hưởng, vì vậy khiến giấc ngủ không sâu và dễ thức giấc giữa đêm. Về lâu dài, rượu làm suy giảm não bộ và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Ngoài ra, hút thuốc cũng làm rối loạn giấc ngủ. 

  • Chứng khó tiêu

Các vấn đề về tiêu hóa, và đặc biệt là trào ngược axit, là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn thức giấc ban đêm. Ăn thức ăn cay nóng hay ăn quá no trước khi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trong quá trình ngủ dạ dày liên tục co bóp làm việc để tiêu hóa thức ăn, khiến bạn đau bụng đẫn đến tỉnh giấc vào ban đêm gây khó chịu và mệt mỏi.

  • Đi tiểu đêm

Uống nước quá nhiều trước khi ngủ cũng sẽ khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Điều này sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ trở lại.

  • Chứng ngưng thở lúc ngủ

Một người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể thường xuyên thức giấc vào ban đêm. Tình trạng này khiến bạn thở nông vào ban đêm, ngủ ngáy, làm gián đoạn giấc ngủ và nhức đầu vào buổi sáng.

  • Vật dụng phòng ngủ không phù hợp

Thức giấc giữa đêm kèm theo mệt mỏi kéo dài, đau lưng, cổ và vai gáy có thể do bạn sử dụng giường ngủ không thoải mái, tiếng động lớn đột ngột hay nệm không phù hợp. Nệm quá cứng hay quá mềm, gối quá cao và không nâng đỡ tốt cho cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm phiền giấc ngủ của bạn dẫn đến việc bị thức giấc giữa đêm.

Vậy nên chăn, ga, gối, nệm cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng giấc ngủ. Chọn sản phẩm không phù hợp với tình trạng cơ thể sẽ khiến bạn bị hầm nóng, đau lưng. Để cải thiện tình trạng này bạn nên sử dụng các sản phẩm nệm cao sunệm lò xo,...để hạn chế được tình trạng thức giấc giữa đêm.

  • Tư thế ngủ

Tư thế ngủ sai cũng ảnh hưởng đến việc ngủ ngon giấc. Giữ một tư thế ngủ sai trong suốt 7-8 tiếng sẽ khiến cơ thể của bạn bị đau nhức và mệt mỏi khi thức giấc, thậm chí làm gián đoạn giấc ngủ. Việc ngủ sai tư thế có thể dẫn đến việc tê tay, chân, chảy nước miếng khi ngủ hay đau cổ, vai gáy,... khiến bạn dễ thức giấc giữa đêm.

Biện pháp khắc phục tránh bị thức giấc giữa đêm

  • Đừng giữ điện thoại của bạn ở bất cứ đâu gần bạn. Nếu có thể, hãy đặt nó ở chế độ ngủ.
  • Uống một tách trà hoa cúc trước khi ngủ một giờ
  • Nghe nhạc nhẹ và du dương trước khi đi ngủ.
  • Tắm nước nóng giúp thư giãn tinh thần trước khi ngủ
  • Bạn có thể thực hành các tư thế yoga cơ bản hoặc thiền định có thể giúp tạo giấc ngủ ngon
  • Ăn thức ăn nhẹ nhưng không để đói. Tránh ăn vặt sau bữa tối hoặc ăn ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, không nên uống quá nhiều nước ngay trước khi ngủ.
  • Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên
  • Tạo môi trường ngủ tốt nhất. Để có một giấc ngủ ngon, phòng của bạn phải tối, thoải mái mát mẻ, đủ tối và yên tĩnh. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng khoảng 65-72oF, tương đương từ 18,33- 22,22oC hoặc sử dụng quạt.
  • Sử dụng nệm ngủ êm ái, nâng đỡ tốt và độ đàn hồi cao giúp bạn ngủ ngon đến sáng. Nệm cao su Vạn Thành là ứng cử viên giúp bạn có giấc ngủ ngon, nguyên liệu từ 100% cao su thiên nhiên, độ đàn hồi cao, ôm sát đường cong cơ thể, bảo vệ cột sống lưng giúp lưu thông máu tốt. Nệm có hàng triệu lỗ thông hơi giúp người nằm có cảm giác thoáng mát, dễ chịu, không bị nóng lưng, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. NHờ vào các tính năng ưu việt trên Nệm Cao Su Vạn Thành giúp bạn ngủ sâu giấc tránh bị thức giấc vào ban đêm  

Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng của cuộc sống lành mạnh. Thế nên, bạn nên áp dụng ngay các biện pháp khắc phục trên để tránh tình trạng thức giấc giữa đêm nhé! Nếu bạn đã áp dụng các cách trên vẫn không hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn để giảm bớt vấn đề này.

 

Thông tin liên hệ

Thegioinem.com - Lựa chọn cho giấc ngủ ngon

Địa chỉ: 365 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://thegioinem.com/

Hotline: 0906 677 325

Reactie plaatsen

Reacties

Er zijn geen reacties geplaatst.