Ngủ bị chuột rút thường gặp ở mọi người và ở mọi lứa tuổi. Chứng chuột rút này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều người, thậm chí có thể dẫn đến mất ngủ về đêm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Thế Giới Nệm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.
Hiện tượng chuột rút là gì?
Chuột rút là hiện tượng co cơ rất mạnh và đau, thường là rất đột ngột. Người ngủ bị chuột rút có thể rất đau vì cơ co thắt quá mạnh khiến vùng bị chuột rút không thể cử động trong vài giây hoặc vài phút.
Nguyên nhân nào gây ra chuột rút?
Cơ bắp hoạt động quá mức, mất nước, căng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ một tư thế trong thời gian dài đều có thể gây ra chuột rút. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường không rõ ràng.
Trong khi hầu hết các cơn co thắt cơ đều vô hại, một số có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý cơ bản, chẳng hạn như:
- Tập thể dục quá sức: lượng máu cung cấp không đủ, việc thu hẹp các động mạch cung cấp máu cho chân (xơ cứng động mạch ở tứ chi) có thể gây ra các cơn đau như chuột rút ở chân và bàn chân khi vận động. Tập thể dục quá nhiều trong ngày có thể dẫn đến mỏi cơ hoặc chấn thương chân. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ đốt cháy đường trong gan, việc tập luyện quá sức mà không bổ sung calo có thể dẫn đến chuột rút ở chân. Những cơn chuột rút này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.
- Nén dây thần kinh: chèn ép các dây thần kinh ở cột sống (hẹp ống sống thắt lưng) cũng có thể gây ra các cơn đau giống như chuột rút ở chân. Bạn càng đi bộ lâu, cơn đau thường càng nghiêm trọng hơn. Đi bộ ở tư thế hơi khom người, chẳng hạn như khi đẩy xe hàng trước mặt - có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự khởi phát của các triệu chứng.
- Khoáng chất bị cạn kiệt: quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây ra chuột rút ở chân. Thuốc lợi tiểu, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, cũng làm cạn kiệt các khoáng chất này.
- Căng thẳng, lo lắng: căng thẳng quá mức cũng có thể khiến bạn ngủ bị chuột rút. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp cao.
- Tăng động thần kinh cơ: khi bạn quỳ hoặc đứng trong thời gian dài sẽ dễ gây áp lực lên các cơ và mạch máu. Cũng có thể do bạn co chân nhiều khi ngủ, cơ bắp chân ngắn nên nếu giữ tư thế này lâu bạn có thể bị chuột rút khi vận động nhẹ. Ngoài ra, khi phụ nữ đi giày cao gót cả ngày, các ngón chân nhọn có thể gây áp lực lên các ngón chân, gây ra chứng chuột rút ngón chân, khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất vất vả sử dụng nhiều cơ bắp cũng có thể làm tăng nguy cơ chuột rút.
Cách điều trị chuột rút khi ngủ
Chuột rút khi ngủ gây ra các triệu chứng đau tay chân và khiến người bệnh khó chịu, khó ngủ. Tuy nhiên chứng chuột rút này lành tính và có thể chữa trị bằng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà.
Dưới đây là một số cách điều trị mà bạn có thể áp dụng:
- Massage tay/ chân: massage ở các vùng tay, chân bị chuột rút sẽ giúp các cơ được thư giãn, giảm đau
- Chườm nhiệt: dùng túi chườm ấm đặt vào vùng cơ thể bị chuột rút trong vòng 10-15 phút để làm giãn các cơ bắp đang co thắt
- Duỗi thẳng chân: nếu bị chuột rút ở bắp chân, bạn hãy duỗi thẳng chân sao cho bàn chân hướng lên trên và tay nắm kéo các ngón chân về phía mặt
Biện pháp phòng ngừa chuột rút khi ngủ
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: bổ sung 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ bắp co lại và thư giãn. Các tế bào ngậm nước trong cơ thể cũng được hạn chế tình trạng bị kích thích. Phương pháp này cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với người phải vận động thường xuyên. Hãy bổ sung chất lỏng đều đặn trước, trong và sau mỗi buổi tập nhé.
- Sử dụng nệm ngủ cho người hay bị chuột rút: ngoài việc bổ sung các chất cần thiết bên trong thì bạn nên lưu tâm đến các vật dụng hỗ trợ bên ngoài. Một chiếc nệm không phù hợp cũng làm tăng nguy cơ căng thẳng, khó ngủ, làm gia tăng tình trạng chuột rút. Tham khảo dòng nệm cao su Kim Cương được nhiều khách hàng sử dụng.
- Khởi động cơ kỹ càng: các động tác kéo căng cơ cơ bản trước khi ngủ như động tác đạp xe vài phút cũng giúp bạn phòng tránh ngủ bị chuột rút vào ban đêm.
- Giảm thiểu căng thẳng: stress có thể dẫn đến chuột rút. Hãy lắng nghe cơ thể và cân bằng cảm xúc để giữ tinh thần ổn định nhất có thể nhé
- Cung cấp canxi hoặc kali: bổ sung lượng canxi hoặc kali cho cơ thể bằng nước cam, chuối hoặc sữa là cách phòng ngừa ngủ bị chuột rút hiệu quả mà bạn có thể thử.
- Nếu tình trạng chuột rút xuất hiện nhiều lần (khi đã áp dụng các biện pháp trên), bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và được điều trị sớm nhé.
Bài viết liên quan:
Làm sao để có được giấc ngủ sâu?
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Mẹo chữa mất ngủ không cần dùng thuốc
Ngủ không gối: Có lợi hay hại cho sức khoẻ?
Reactie plaatsen
Reacties